Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc

Trung Quốc
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danh龙之队 ("Long chi Đội")
Đội tuyển Rồng
Hiệp hộiCFA
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Liên đoàn khu vựcEAFF (Đông Á)
Huấn luyện viên trưởngAleksandar Janković
Đội trưởngNgô Hy
Thi đấu nhiều nhấtLý Vĩ Phong (112)
Ghi bàn nhiều nhấtHác Hải Đông (41)
Mã FIFACHN
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 88 Giữ nguyên (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[1]
Cao nhất37 (12.1998)
Thấp nhất109 (3.2013)
Hạng Elo
Hiện tại 86 Giảm 5 (30 tháng 11 năm 2022)[2]
Cao nhất23 (5.1934)
Thấp nhất92 (10.1992)
Trận quốc tế đầu tiên
 Philippines 0–1 Trung Quốc 
(Manila, Philippines; 1 tháng 2 năm 1913)
Trận thắng đậm nhất
 Trung Quốc 19–0 Guam 
(Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; 26 tháng 1 năm 2000)
Trận thua đậm nhất
 Brasil 8–0 Trung Quốc 
(Recife, Brazil; 10 tháng 9 năm 2012)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự1 (Lần đầu vào năm 2002)
Kết quả tốt nhấtVòng bảng
Cúp châu Á
Sồ lần tham dự14 (Lần đầu vào năm 1976)
Kết quả tốt nhấtÁ quân (19842004)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc (tiếng Trung: 中国国家足球队; Hán-Việt: Trung Quốc quốc gia túc cầu đội; bính âm: Zhōngguó guójiā zúqiú duì) là đội tuyển bóng đá nam đại diện cho Trung Quốc tại các giải đấu bóng đá quốc tế, được quản lý bởi Hiệp hội bóng đá Trung Quốc (CFA).

Trung Quốc từng dự World Cup 2002. Tại các kỳ Cúp bóng đá châu Á, đội đã 12 lần liên tiếp dự vòng chung kết từ năm 1976 trong đó có 2 lần lọt vào trận chung kết vào các năm 19842004 và đều giành ngôi Á quân.

Lịch sử

Tuyển bóng đá Trung Quốc đầu tiên hậu phong kiến ra đời vào năm 1913 để đi tham dự Đại hội Thể thao Cực Đông năm đó diễn ra tại Philippines. Đến năm 1924, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc thành lập dưới thời Trung Hoa Dân Quốc và gia nhập FIFA vào năm 1931.[3]

Sau Nội chiến Trung Quốc, 1 tổ chức khác cũng tên là Hiệp hội bóng đá Trung Quốc mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho thành lập là thành viên của FIFA cho đến năm 1958. Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa có trận quốc tế đầu tiên với Phần Lan vào ngày 4 tháng 8 năm 1952.

Đội dự vòng loại World Cup 1958 trước khi rút lui khỏi đấu trường quốc tế và chỉ gia nhập lại vào năm 1979. Trong vòng 30 năm, Trung Quốc đa phần chỉ đấu giao hữu với các đội như Albania, Miến Điện, Campuchia, Guinée, Hungary, Mông Cổ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pakistan, Sudan, Liên Xô và Cộng hòa Ả Rập Thống nhất. Đội dự Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới năm 1958 và thua Indonesia ở hiệu số bàn thắng.

Trung Quốc dự vòng loại World Cup năm 1980 và thua New Zealand trong trận play-off. Ở vòng loại World Cup năm 1986, Trung Quốc gặp Hồng Kông ở sân nhà trong trận đấu cuối cùng của vòng loại đầu tiên ngày 19 tháng 8 năm 1985, trận mà Trung Quốc cần phải hòa nếu muốn đi tiếp. Hồng Kông đã thắng 2-1 và dẫn đến 1 cuộc ẩu đả giữa cổ động viên 2 bên. Ở vòng loại năm 1990, Trung Quốc lần nữa lọt vào vòng đấu cuối cùng của vòng loại và thua Qatar trong trận cuối cùng của vòng bảng. Ở vòng loại năm 1994, đội lại mất cơ hội lọt vào vòng đấu cuối cùng của vòng loại khi xếp thứ 2 sau Iraq. Trung Quốc đứng trước cơ hội tham gia vòng loại năm 1998 và thua các trận đấu trên sân nhà trước Qatar và Iran.

Ngày 26 tháng 1 năm 2000, Trung Quốc thắng Guam 19-0 trong khuôn khổ vòng loại Cúp bóng đá châu Á và đây trở thành trận thắng kỷ lục tính theo trận đấu quốc tế chính thức (đã bị Kuwait phá vỡ 19 ngày sau đó).

Đội dự World Cup 2002 dưới sự dẫn dắt của Bora Milutinović, tập hợp 1 đội hình trong đó có những thành viên thi đấu tại châu Âu (Phạm Chí Nghị và Tôn Kế Hải tại Crystal Palace, Thiệu Giai Nhất tại 1860 München, Lý Thiết tại Everton, Mã Minh Vũ tại Perugia...),[4] thua cả 3 trận trước Brasil, Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica và không ghi được bàn thắng nào.

Từ năm 2004, CFA bắt đầu giới hạn thương hiệu giày bóng đá trong đội tuyển, quy định tất cả các cầu thủ phải sử dụng giày của Adidas.

Trong trận chung kết Asian Cup 2004 trên sân nhà gặp Nhật Bản, đội thua 1–3 trong đó có 1 bàn thắng ghi bằng tay của Nakata Koji, điều này khiến 1 số cổ động viên Trung Quốc tức giận và có hành động bài Nhật sau trận đấu.[5]

Đã có hơn 300 triệu dân Trung Quốc theo dõi hành trình của đội tại World Cup 2002. Cũng như có 250 triệu người xem truyền hình đã theo dõi vòng chung kết Asian Cup 2004, kỷ lục cho 1 sự kiện thể thao trong ngành truyền hình Trung Quốc.[6]

Tháng 11 năm 2004, Trung Quốc không thể tham gia vòng đấu sơ bộ của Giải bóng đá vô địch thế giới 2006 khi thua Kuwait về hiệu số bàn thắng bại dù trước đó đã xuyên thủng mảnh lưới của Hồng Kông đến 7 lần trong trận đấu cuối cùng. Sau đó, huấn luyện viên Arie Haan bị thay thế bởi Chu Quảng Hỗ sau quá trình tuyển dụng.

Tháng 8 năm 2005, Trung Quốc thắng giải Cúp bóng đá Đông Á 2005, đây là danh hiệu quốc tế đầu tiên của đội khi hòa 1–1 Hàn Quốc, 2–2 Nhật Bản và thắng 2–0 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2007 năm 2006, đội ghi 1 bàn thắng duy nhất từ chấm phạt đền bởi Thiệu Giai Nhất trong trận đấu với Singapore tại sân nhà và sau đó hòa đối thủ trên sân khách.

Tại vòng loại thứ 3 khu vực châu Á cho World Cup 2022, Trung Quốc kết thúc với thành tích 1 thắng 3 hoà 6 thua, giành được 6 điểm, đứng 5/6 đội trong bảng đấu và bị loại. Trận thắng duy nhất của Trung Quốc là trước Việt Nam ở lượt đi, đội được coi là yếu nhất trong tất cả 12 đội của vòng 3. Vì vậy, việc để thua Việt Nam ở lượt về đã khiến người hâm mộ trong nước tức giận và chỉ trích kịch liệt cho sự đi xuống của bóng đá nam nước này.[7]

Hình ảnh

Đội tuyển Trung Quốc có biệt danh được gọi là "Long chi đội" (tiếng Trung: 龙之队; bính âm: Lóng zhī duì), nghĩa là "Đội tuyển Rồng".[8][9]

Áo sân nhà của Trung Quốc theo truyền thống là màu đỏ với viền trắng trong khi áo sân khách của họ theo truyền thống là một phiên bản đảo ngược của áo sân nhà, hoàn toàn màu trắng với viền màu đỏ. Trong Giải vô địch bóng đá châu Á 1996, Trung Quốc đã sử dụng một áo thứ ba có màu xanh với viền trắng và được sử dụng trong trận đấu với Ả Rập Xê Út trong giải đấu.[10]

Tài Trợ Năm Bắt Đầu Thời hạn hợp đồng Giá Trị Ghi chú
Đức Adidas 1991–2014
Hoa Kỳ Nike 2015–nay
2015-01-03
2015–2026 (11 năm) $16 tỷ mỗi năm [11][12]

Cầu thủ

Đội hình hiện tại

Giải đấu: Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026
Số liệu thống kê tính đến ngày 6 tháng 6 năm 2024 sau trận gặp Thái Lan.

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Yan Junling 28 tháng 1, 1991 (33 tuổi) 57 0 Trung Quốc Shanghai Port
14 1TM Wang Dalei 10 tháng 1, 1989 (35 tuổi) 31 0 Trung Quốc Shandong Taishan
12 1TM Liu Dianzuo 25 tháng 6, 1990 (33 tuổi) 4 0 Trung Quốc Wuhan Three Towns
1TM Bao Yaxiong 23 tháng 5, 1997 (27 tuổi) 0 0 Trung Quốc Shanghai Shenhua

5 2HV Zhu Chenjie 23 tháng 8, 2000 (23 tuổi) 29 1 Trung Quốc Shanghai Shenhua
19 2HV Liu Yang 17 tháng 6, 1995 (29 tuổi) 29 0 Trung Quốc Shandong Taishan
2 2HV Tyias Browning 30 tháng 5, 1994 (30 tuổi) 27 1 Trung Quốc Shanghai Port
2HV Gao Zhunyi 21 tháng 8, 1995 (28 tuổi) 15 0 Trung Quốc Shandong Taishan
16 2HV Jiang Shenglong 24 tháng 12, 2000 (23 tuổi) 9 0 Trung Quốc Shanghai Shenhua
2HV Li Shuai 18 tháng 6, 1995 (29 tuổi) 2 0 Trung Quốc Shanghai Port
4 2HV Wang Zhen'ao 10 tháng 8, 1999 (24 tuổi) 1 0 Trung Quốc Shanghai Port
18 2HV Han Pengfei 28 tháng 4, 1993 (31 tuổi) 0 0 Trung Quốc Tianjin Jinmen Tiger
21 2HV Yang Zexiang 14 tháng 12, 1994 (29 tuổi) 0 0 Trung Quốc Shanghai Shenhua

10 3TV Xie Pengfei 29 tháng 6, 1993 (30 tuổi) 19 0 Trung Quốc Shanghai Shenhua
6 3TV Wang Shangyuan 2 tháng 6, 1993 (31 tuổi) 18 1 Trung Quốc Henan FC
8 3TV Gao Tianyi 1 tháng 7, 1998 (25 tuổi) 6 0 Trung Quốc Shanghai Shenhua
15 3TV Cheng Jin 18 tháng 2, 1995 (29 tuổi) 0 0 Trung Quốc Zhejiang Professional
20 3TV Xie Wenneng 6 tháng 2, 2001 (23 tuổi) 1 0 Trung Quốc Shandong Taishan
7 3TV Xu Haoyang 15 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 1 0 Trung Quốc Shanghai Shenhua
3 3TV Huang Zhengyu 24 tháng 1, 1997 (27 tuổi) 0 0 Trung Quốc Shandong Taishan

4 Wu Lei 19 tháng 11, 1991 (32 tuổi) 96 36 Trung Quốc Shanghai Port
9 4 Zhang Yuning 5 tháng 1, 1997 (27 tuổi) 31 5 Trung Quốc Beijing Guoan
11 4 Wei Shihao 8 tháng 4, 1995 (29 tuổi) 30 4 Trung Quốc Chengdu Rongcheng
4 Elkeson 13 tháng 7, 1989 (34 tuổi) 19 4 Trung Quốc Chengdu Rongcheng
22 4 Alan 10 tháng 7, 1989 (34 tuổi) 11 3 Trung Quốc Qingdao West Coast
13 4 Fang Hao 3 tháng 1, 2000 (24 tuổi) 5 0 Trung Quốc Beijing Guoan
17 4 Fernandinho 16 tháng 3, 1993 (31 tuổi) 3 1 Trung Quốc Shandong Taishan
4 Xie Weijun 14 tháng 11, 1997 (26 tuổi) 1 0 Trung Quốc Tianjin Jinmen Tiger
23 4 Behram Abduweli 8 tháng 3, 2003 (21 tuổi) 1 1 Trung Quốc Shenzhen Peng City

Triệu tập gần đây

Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Zhao Bo 17 tháng 9, 1993 (30 tuổi) 0 0 Trung Quốc Zhejiang Professional v.  Singapore, 21 March 2024 PRE
TM Ma Zhen 1 tháng 6, 1998 (26 tuổi) 0 0 Trung Quốc Shanghai Shenhua October 2023 training camp
TM Jian Tao 22 tháng 6, 2001 (22 tuổi) 0 0 Trung Quốc Chengdu Rongcheng 2023 AFC Asian Cup

HV Zhang Linpeng 9 tháng 5, 1989 (35 tuổi) 105 6 Trung Quốc Shanghai Port v.  Singapore, 21 March 2024
HV Li Lei 30 tháng 5, 1992 (32 tuổi) 12 0 Trung Quốc Beijing Guoan v.  Hồng Kông, 1 January 2024
HV Deng Hanwen 8 tháng 1, 1995 (29 tuổi) 15 2 Trung Quốc Wuhan Three Towns v.  Singapore, 21 March 2024 PRE
HV Li Ang 15 tháng 9, 1993 (30 tuổi) 8 0 Trung Quốc Shanghai Port v.  Singapore, 21 March 2024 PRE
HV Ming Tian 8 tháng 4, 1995 (29 tuổi) 5 0 Trung Quốc Tianjin Jinmen Tiger v.  Palestine, 20 June 2023
HV Wang Shenchao 8 tháng 2, 1989 (35 tuổi) 21 0 Trung Quốc Shanghai Port v.  Syria, 12 September 2023
HV Yeljan Shinar 9 tháng 6, 1999 (25 tuổi) 1 0 Trung Quốc Nantong Zhiyun v.  Việt Nam, 10 October 2023
HV He Yupeng 5 tháng 12, 1999 (24 tuổi) 5 0 Trung Quốc Beijing Guoan v.  Uzbekistan, 16 October 2023
HV Wu Shaocong 20 tháng 3, 2000 (24 tuổi) 7 0 Thổ Nhĩ Kỳ Gençlerbirliği v.  Hồng Kông, 1 January 2024
HV Xu Haofeng 27 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 4 0 Trung Quốc Henan FC v.  Hồng Kông, 1 January 2024

TV Li Yuanyi 28 tháng 8, 1993 (30 tuổi) 2 0 Trung Quốc Shandong Taishan v.  Thái Lan, 6 June 2024 PRE
TV Dai Wai Tsun 25 tháng 7, 1999 (24 tuổi) 14 0 Trung Quốc Shanghai Shenhua v.  Singapore, 21 March 2024 PRE
TV Nico Yennaris 24 tháng 5, 1993 (31 tuổi) 12 0 Trung Quốc Beijing Guoan v.  Singapore, 21 March 2024 PRE
TV Zhang Jiaqi 9 tháng 12, 1991 (32 tuổi) 7 0 Trung Quốc Zhejiang v.  Syria, 12 September 2023
TV Sun Guowen 30 tháng 9, 1993 (30 tuổi) 4 0 Trung Quốc Zhejiang Professional v.  Syria, 12 September 2023
TV Wang Qiuming 9 tháng 1, 1993 (31 tuổi) 7 1 Trung Quốc Tianjin Jinmen Tiger 2023 AFC Asian Cup
TV Xu Xin 19 tháng 4, 1994 (30 tuổi) 16 1 Trung Quốc Shanghai Port 2023 AFC Asian Cup
TV Wu Xi 19 tháng 2, 1989 (35 tuổi) 90 9 Trung Quốc Shanghai Shenhua 2023 AFC Asian Cup
TV Liu Binbin 16 tháng 6, 1993 (31 tuổi) 21 1 Trung Quốc Shandong Taishan 2023 AFC Asian Cup
TV Chen Pu 15 tháng 1, 1997 (27 tuổi) 7 0 Trung Quốc Shandong Taishan v.  Hàn Quốc, 21 November 2023

Wang Ziming 5 tháng 8, 1996 (27 tuổi) 5 0 Trung Quốc Beijing Guoan v.  Syria, 12 September 2023
Tan Long 1 tháng 4, 1988 (36 tuổi) 20 3 Trung Quốc Changchun Yatai 2023 AFC Asian Cup

{{nat fs r player|no=|pos=FW|name=Ba Dun|age=16 tháng 9, 1995 (28 tuổi)|caps=3|goals=1|club=Tianjin Jinmen Tiger|clubnat=CHN|latest=v.  Singapore, 21 March 2024}

Huấn luyện viên

Vị Trí Tên
Giám đốc kĩ thuật Trung Quốc Gao Hongbo
Huân luyện viên trưởng Serbia Aleksandar Janković
Trợ lí huấn luyện viên Trung Quốc Zhu Wangqong
Trung Quốc Li Jianxing
Trung Quốc Shao Jiayi
Trung Quốc Zheng Zhi
Huấn luyện viên thể hình Trung Quốc Hu Yu
Nhân viên kỹ thuật Trung Quốc Liu Zhiyu
Trung Quốc Tong Qiang
Bác sĩ Trung Quốc Wang Shucheng
Chuyên gia trị liệu Trung Quốc Jin Ri
Trung Quốc Gao Jianguo
Trung Quốc Hang Yanrui

Giải đấu

Giải vô địch bóng đá thế giới

Năm Kết quả St T H B Bt Bb
1930

1954
Không tham dự
1958 Không vượt qua vòng loại
1962

1978
Không tham dự
1982

1998
Không vượt qua vòng loại
Hàn Quốc Nhật Bản 2002 Vòng Bảng 3 0 0 3 0 9
2006

2022
Không vượt qua vòng loại
CanadaMéxicoHoa Kỳ2026

Ả Rập Xê Út 2034
Chưa xác định
Tổng cộng Vòng bảng 3 0 0 3 0 9

Cấp châu lục

Cúp bóng đá châu Á
Năm Vị trí St T H B Bt Bb
1956
Không tham dự
-
-
-
-
-
-
1960
-
-
-
-
-
-
1964
-
-
-
-
-
-
1968
-
-
-
-
-
-
1972
-
-
-
-
-
-
Iran 1976
Hạng ba
4
1 1 2 2 4
Kuwait 1980
Vòng 1
4
1 1 2 9 5
Singapore 1984
Á quân
6
4 0 2 11 4
Qatar 1988
Hạng tư
6
2 2 2 7 5
Nhật Bản 1992
Hạng ba
5
1 3 1 6 6
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 1996
Tứ kết
4 1 0 3 6 7
Liban 2000
Hạng tư
6
2 2 2 11 7
Trung Quốc 2004
Á quân
6
3 2 1 13 6
IndonesiaMalaysiaThái Lan
Việt Nam 2007
Vòng 1 3 1 1 1 7 6
Qatar 2011
3 1 1 1 4 4
Úc 2015
Tứ kết 4 3 0 1 5 4
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 2019
5 3 0 2 7 7
Qatar 2023
Vòng 1
3 0 2 1 0 1
Ả Rập Xê Út 2027
Vượt qua vòng loại
Tổng
Á quân
58 23 15 21 88 66
Á vận hội
Năm Vị trí St T H B Bt Bb
1951
Không tham dự
-
-
-
-
-
-
1954
-
-
-
-
-
-
1958
-
-
-
-
-
-
1962
-
-
-
-
-
-
1966
-
-
-
-
-
-
1970
-
-
-
-
-
-
Iran 1974
Vòng 1
3
1
0
2
7
4
Thái Lan 1978
Hạng ba
7
5
0
2
16
5
Ấn Độ 1982
Tứ kết
4
2
1
1
4
3
Hàn Quốc 1986
4
2
1
1
10
6
Trung Quốc 1990
4
2
1
1
8
4
Nhật Bản 1994
Á quân
7
5
1
1
18
8
Thái Lan 1998
Hạng ba
8
6
0
2
24
7
Tổng
Á quân
-
-
-
-
-
-

Cấp khu vực

Giải vô địch bóng đá Đông Á
Năm Vị trí St T H B Bt Bb
Nhật Bản 2003
Hạng ba
3
1
0
2
3
4
Hàn Quốc 2005
Vô địch
3
1
2
0
5
3
Trung Quốc 2008
Hạng ba
3
1
0
2
5
5
Trung Quốc 2010
Vô địch
3
2
1
0
5
0
Hàn Quốc 2013
Á quân
3
1
2
0
7
6
Trung Quốc 2015
3
1
1
1
3
3
Nhật Bản 2017
Hạng ba
3
0
2
1
4
5
Hàn Quốc 2019
3
1
0
2
3
3
Tổng
Vô địch
24
8
8
8
35
29

Danh dự

Thế giới

  • FIFA World Cup
    • Vòng bảng (1): 2002

Châu lục

  • AFC Asian Cup
    • Á quân (2): 1984, 2004
    • Hạng ba (2): 1976, 1992
  • Asian Games
    • Huy chương bạc (1): 1994
    • Huy chương đồng (2): 1978, 1998

Khu vực

  • EAFF E-1 cúp bóng đá Đông Á
    • Vô địch (2): 2005, 2010
    • Á quân (2): 2013, 2015
    • Hạng ba (5): 2003, 2008, 2017, 2019, 2022
  • Dynasty Cup
    • Á quân (2): 1990, 1998

Giao hữu

  • China Cup
    • Hạng ba (1): 2017
  • Dunhill Cup
    • Vô địch (1): 1997
    • Á quân (1): 1999
  • Four Nations Tournament
    • Vô địch (2): Jan. 2000, Sept. 2000
    • Hạng ba (1): 2001
  • King's Cup
    • Vô địch (2): 1991, 1993
    • Á quân (1): 2001
    • Hạng ba (1): 1980 (shared)
  • Kirin Cup
    • Hạng ba (1): 1984 (shared)
  • Lunar New Year Cup
    • Vô địch (1): 1978
    • Á quân (2): 1989, 1990
  • Merlion Cup
    • Vô địch (1): 1986
    • Hạng ba (1): 1983
  • Nehru Cup
    • Á quân (4): 1982, 1983, 1984, 1986
    • Hạng ba (1): 1997

Cá nhân

Thi đấu nhiều trận nhất

  Vẫn thi đấu cho đội tuyển quốc gia
  Bị xóa tên khỏi lịch sử thể thao
Tính đến 1 tháng 1 năm 2024:
# Cầu thủ Thời gian Số trận Bàn thắng
1 Lý Vĩ Phong 1998–2011 112 14
2 Cao Lâm 2005–2019 109 22
3 Trịnh Chí 2002–2019 108 15
(4) Hác Hải Đông 1992–2004 107 41
4 Phạm Chí Nghị 1992–2002 106 17
5 Trương Lâm Bồng 2009– 104 6
6 Vũ Lỗi 2010– 96 36
7 Lý Thiết 1997–2010 92 6
8 Hao Tuấn Mẫn 2005–2022 90 12
9 Triệu Húc Nhật 2003–2019 87 2
Ngô Hy 2011– 87 9

Ghi nhiều bàn thắng nhất

# Cầu thủ Thời gian Bàn thắng (số trận) Kỷ lục
(1) Hác Hải Đông 1992–2004 41 0(107) 0.39
1 Vũ Lỗi 2005– 36 0(96) 0.37
2 Dương Húc 2009–2023 28 0(54) 0.52
3 Tô Mao Chấn 1994–2002 27 0(53) 0.51
4 Lý Kim Vũ 1997–2008 24 0(70) 0.34
5 Cao Lâm 2005–2019 22 0(109) 0.2
6 Mã Lâm 1985–1990 21 0(45) 0.47
7 Lưu Hải Quang 1983–1990 20 0(58) 0.35
Lý Băng 1992–2001 20 0(65) 0.31
9 Triệu Đại Vũ 1982–1986 19 0(29) 0.66
Vũ Đại Bảo 2010–2022 19 0(67) 0.3

Hác Hải Đông bị xóa tên khỏi lịch sử thể thao Trung Quốc vì có hành động bị nhà nước cho là chống chế độ.[13]

Huấn luyện viên trưởng

Các huấn luyện viên trưởng đội tuyển Trung Quốc

Ghi chú

  1. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ (tiếng Anh) “China PR”. fifa.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2009.
  4. ^ (tiếng Anh) “Chinese Football Team Qualifies for 2002 World Cup Finals”. china.org.cn. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ (tiếng Anh) 'Hand of Koji' brings Japan third title”. ESPNSoccernet. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2009.[liên kết hỏng]
  6. ^ (tiếng Anh) Asian Cup final smashes viewing records”. FootballAsia.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2004.
  7. ^ “Người hâm mộ Trung Quốc bình luận gì về trận thua 1-3 trước Việt Nam”. VietTimes. 2 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ "龙之队球迷会"助威超级企鹅足球名人赛 6月2日虹口约吗?_体育_腾讯网”. sports.qq.com. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ “China PR: Profile”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2016.
  10. ^ “( السعودية 4 – 3 الصين ) ربع نهائي كأس آسيا 1996” (bằng tiếng Ả Rập). YouTube. 7 tháng 2 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2013.
  11. ^ Nike officially replaced Adidas as Chinese national football partner
  12. ^ New sponsor Nike sparks national football team revival
  13. ^ https://thanhnien.vn/the-thao/hau-truong/huyen-thoai-hao-haidong-bi-xoa-khoi-lich-su-the-thao-trung-quoc-vi-chong-che-do-116121.html
  14. ^ Hongbo neuer China-Trainer

Liên kết ngoài

  • Đội tuyển Trung Quốc trên Sina Sports (tiếng Trung)
  • Hồ sơ Lưu trữ 2018-03-02 tại Wayback Machine trên FIFA
  • Hồ sơ trên AFC
  • Hồ sơ trên EAFF
  • x
  • t
  • s
Trung Quốc Bóng đá Trung Quốc
Đội tuyển quốc gia
Nam
Nữ
Hệ thống giải đấu
Nam
Nữ
  • Women's Super League
  • Women's League One
Cúp trong nước
Nam
  • CFA Cup
  • Super Cup
  • Super League Cup
  • Đại hội Thể thao Quốc gia
Nữ
  • Women's Championship
  • Women's FA Cup
  • Women's Super Cup
  • Đại hội Thể thao Quốc gia
Giải đấu khu vực
Nam
  • Guangdong–Hong Kong Cup
  • Hong Kong–Shanghai Inter Club Championship
  • Jingjinji Champions Cup
Giải đấu quốc tế
Nam
  • China Cup
  • Four Nations Tournament
  • Panda Cup (U-19)
Nữ
Giải thưởng
  • Cầu thủ bóng đá Hiệp hội bóng đá Trung Quốc của năm
Danh sách
  • Danh sách các cầu thủ bóng đá quốc tế Trung Quốc
  • Danh sách các câu lạc bộ
  • Danh sách địa điểm
  • Cầu thủ nước ngoài
  • Bảng xếp hạng toàn thời gian
  • Câu lạc bộ tại Champions League
  • CLB nam
  • CLB nữ
  • Cầu thủ nam
  • Cầu thủ nữ
  • Các cầu thủ bóng đá người nước ngoài
  • Quản lý
  • Trọng tài
  • Địa điểm
  • Kỷ lục
  • Bóng đá nữ Trung Quốc
  • x
  • t
  • s
Các đội tuyển bóng đá quốc gia Đông Á (EAFF)
Nam
Nữ
Thành viên liên kết tạm thời của AFC
  • x
  • t
  • s
Các đội tuyển bóng đá quốc gia châu Á (AFC)
Đông Nam Á (AFF)
Trung Á (CAFA)
Đông Á (EAFF)
Nam Á (SAFF)
Tây Á (WAFF)
Giải thể
Thành viên cũ
1 Không phải là thành viên FIFA.
2 FIFAAFC sử dụng tên gọi Hồng Kông và Ma Cao còn EAFF dùng tên gọi Hồng Kông, Trung Quốc và Ma Cao, Trung Quốc.
  • x
  • t
  • s
Vô địch
Á quân
Hạng ba
Hạng tư
Tứ kết
Vòng 16 đội
Vòng bảng
Vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á của Trung Quốc
  • x
  • t
  • s
Vô địch
Á quân
Hạng ba
Hạng tư
  •  Trung Quốc
Vòng bảng
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2007
  • 2011
  • 2015
  • 2019
  • x
  • t
  • s
Vô địch
Á quân
Hạng ba
  •  Trung Quốc
Hạng tư
Vòng bảng
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2007
  • 2011
  • 2015
  • 2019
  • x
  • t
  • s
Vô địch
Á quân
Hạng ba
Hạng tư
Tứ kết
Vòng bảng
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2007
  • 2011
  • 2015
  • 2019
  • x
  • t
  • s
Vô địch
Á quân
Hạng ba
Hạng tư
  •  Trung Quốc
Tứ kết
Vòng bảng
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2007
  • 2011
  • 2015
  • 2019
  • x
  • t
  • s
Vô địch
Á quân
  •  Trung Quốc
Hạng ba
Hạng tư
Tứ kết
Vòng bảng
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2007
  • 2011
  • 2015
  • 2019
  • x
  • t
  • s
Vô địch
Á quân
Hạng ba
Hạng tư
Tứ kết
Vòng bảng
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2007
  • 2011
  • 2015
  • 2019
  • x
  • t
  • s
Vô địch
Á quân
Hạng ba
Hạng tư
Tứ kết
Vòng bảng
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2007
  • 2011
  • 2015
  • 2019
  • x
  • t
  • s
Vô địch
Á quân
Hạng ba
Hạng tư
Tứ kết
Vòng bảng
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2007
  • 2011
  • 2015
  • 2019
Đội hình và quản lý Trung Quốc
Đội hình Trung Quốc – Giải vô địch bóng đá thế giới
  • x
  • t
  • s
Đội hình Trung QuốcGiải vô địch bóng đá thế giới 2002
  • 1 An Kỳ
  • 2 Chương Ân Hoa
  • 3 Dương Bộ
  • 4 Ngô Thừa Anh
  • 5 Phạm Chí Nghị
  • 6 Thiệu Giai Nhất
  • 7 Tôn Kế Hải
  • 8 Lý Thiết
  • 9 Mã Minh Vũ (c)
  • 10 Hác Hải Đông
  • 11 Vũ Căn Vỹ
  • 12 Tô Mao Chấn
  • 13 Cao Nghiêu
  • 14 Lý Vĩ Phong
  • 15 Triệu Tuần Triết
  • 16 Khúc Bá
  • 17 Đỗ Uy
  • 18 Lý Tiêu Bằng
  • 19 Thích Hoằng
  • 20 Dương Thần
  • 21 Từ Vân Long
  • 22 Giang Tân
  • 23 Khâu Sở Lương
  • Huấn luyện viên: Milutinović
Trung Quốc
Đội hình Trung Quốc – Cúp bóng đá châu Á
Bản mẫu:China squad 1976 AFC Asian Cup

Bản mẫu:China squad 1980 AFC Asian Cup Bản mẫu:China squad 1984 AFC Asian Cup Bản mẫu:China squad 1988 AFC Asian Cup Bản mẫu:China squad 1992 AFC Asian Cup Bản mẫu:China squad 1996 AFC Asian Cup Bản mẫu:China squad 2000 AFC Asian Cup Bản mẫu:China squad 2004 AFC Asian Cup Bản mẫu:China squad 2007 AFC Asian Cup Bản mẫu:China squad 2011 AFC Asian Cup

Bản mẫu:China squad 2015 AFC Asian Cup
Đội hình nam của Trung Quốc – Thế vận hội Mùa hè
Bản mẫu:China football squad 1988 Summer Olympics
Bản mẫu:China national football team managers