Tôn Truyền Phương

Tôn Truyền Phương

Tôn Truyền Phương (giản thể: 孙传芳; phồn thể: 孫傳芳; bính âm: Sūn Chuánfāng) (1885 – 13 tháng 11 năm 1935), tự Hinh Viễn (馨远), có biệt hiệu "Lãnh chúa Nam Kinh" hay "Tổng Tư lệnh Liên quân 5 tỉnh" là một tướng quân phiệt Trực hệ và bộ hạ của "Đại soái" Ngô Bội Phu (1874-1939).[1]

Tiểu sử

Tôn Truyền Phương sinh tại Lịch Thành, Sơn Đông. Ông vào học tại trường lục quân Bắc Dương năm 1904 rồi được cử sang Nhật tiếp tục học, sau khi trở về gia nhập quân Bắc Dương rồi gia nhập Trực hệ, nhanh chóng thăng tiến.[2] Tôn trở thành Đốc quân Phúc Kiến ngày 20 tháng 3 năm 1923.

Năm 1924, khi Chiến tranh Giang-Chiết nổ ra, Tôn chỉ huy Quân đoàn 4 tại Phúc Kiến. Một trong những hành động đầu tiên của ông là ủng hộ đồng minh Tề Tiếp Nguyên, từ phía Nam tiến lên, đánh bại viên tướng quân phiệt Lư Vĩnh Tường kình địch và chiếm được Thượng Hải. Ông được thăng thưởng chức Đốc quân Chiết Giang (20 tháng 9 năm 1924 - 19 tháng 12 năm 1926). Tuy nhiên các đồng minh Trực hệ của ông thất bại trong Chiến tranh Trực-Phụng lần thứ hai, khiến Trực hệ mất hết các tỉnh phương Bắc về tay Trương Tác LâmQuốc dân quân của Phùng Ngọc Tường.

Năm 1925, Liên quân Hoãn-Phụng (An Huy – Phụng Thiên) dưới quyền Trương Tông Xương tạm chiếm được Giang Tô và Thượng Hải vào tháng 1. Không được Tôn Truyền Phương ủng hộ, Tề Tiếp Nguyên phải từ chức trốn sang Nhật Bản, nhưng chưa trao lại tàn quân cho Tôn chỉ huy. Trương Tông Xương và Tôn Truyền Phương giờ đây đối mặt nhau, lấy Thượng Hải làm ranh giới tạm thời. Trong khoảng thời gian còn lại của năm, hai tướng đều án binh bất động.

Sau đó, mùa thu năm 1925, cơ hội đến: Tôn tổ chức phản công, đánh lui quân Trương Tông Xương khỏi các quận của Thượng Hải. Trong 2 năm tiếp theo, Tôn mở rộng địa bàn sang các tỉnh Giang Tô, Phúc Kiến, An Huy và Giang Tây. Ông đặt tổng hành dinh tại Nam Kinh với tư cách Đốc quân Giang Tô ngày 25 tháng 11 năm 1925.[3]

Tuy nhiên Chiến tranh Bắc phạt do Quốc dân đảng thực hiện đã chấm dứt sự thống trị của ông. Thượng Hải bị chiếm vào tháng 3 năm 1927 và ông trốn đến Đại Liên do Nhật chiếm đóng.

Ngày 13 tháng 11 năm 1935, Tôn bị ám sát tại Thiên Tân dưới tay Thi Cốc Lan, con gái Thi Tòng Tân. Trước đó, Thi Tòng Tân từng chỉ huy quân đội tại Sơn Đông. Tháng 10 năm 1925, trong Chiến tranh Trực-Phụng lần thứ 2, Thi bị Tôn Truyền Phương bắt giữ, rồi bị chặt đầu bêu lên cọc gỗ. Thi Cốc Lan bị bắt, nhưng được dân chúng cảm thông và sau đó được Chính phủ Quốc dân đảng ân xá.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Liu Haisu: Artistic Rebel”. www.china.org.cn. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2008.
  2. ^ Eugenia Lean, Public Passions, University of California Press, Berkeley and Los Angeles, California, 2007. pg. 29-30
  3. ^ Arthur Waldron From War to Nationalism, Cambridge University Press, 1995
  • x
  • t
  • s
Thời đại quân phiệt và Chủ nghĩa quân phiệt trong Thập kỷ Nam Kinh
1915–19241925–1934Bè cánh
1911-1914Loạn Bạch Lãng
1913Nhị thức cách mạng
191521 yêu sách
1915–1916Đế quốc Trung Hoa (Viên Thế Khải)
Chiến tranh hộ quốc
1916Cái chết của Viên Thế Khải
1917Đinh Tỵ phục tích
1917–1922Phong trào hộ pháp
1917–1929Các cuộc nổi dậy của người Quả Lạc
1918–1920Sự can thiệp của Siberia
1919Hội nghị hòa bình Paris
Vấn đề Sơn Đông
Phong trào Ngũ Tứ
1919–1921Occupation of Outer Mongolia
1920Chiến tranh Trực–Hoản
1920–1921Chiến tranh Quảng Đông–Quảng Tây
1920–1926Các cuộc nổi dậy của Thần binh
1921Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ I
1921–1922Hội nghị Washington
1922Chiến tranh Trực–Phụng lần thứ nhất
1923–1927Liên Nga dung Cộng
1924Chiến tranh Trực–Phụng lần thứ hai
Sự cố Phòng Thương mại Quảng Châu
Đảo chính Bắc Kinh
1925Chiến tranh Vân Nam–Quảng Tây
Phong trào 13 tháng 5
1925–1926Chiến tranh chống Phụng hệ
Đình công Quảng Châu–Hồng Kông
1926Sự kiện tàu chiến Trung Sơn
1926–1928Bắc phạt (1926–1928)
Xung đột Nam Kinh–Vũ Hán
Quốc–Cộng nội chiến
1927Thảm sát Thượng Hải
1927–1930Xung đột Hồi giáo ở Cam Túc
1928Sự kiện Tế Nam
Sự cố Hoàng Cô đồn
Cướp phá khu mộ phía Đông
Đổi cờ Đông Bắc
1928–1929Hồng thương hội nổi dậy ở Sơn Đông lần thứ ba
1929Chiến tranh Tưởng-Quế
Quân phiệt nổi loạn ở đông bắc Sơn Đông (incl. Beijing Revolt)
Xung đột Trung-Xô
1930Trung Nguyên đại chiến
1930–1932Chiến tranh Trung-Tạng / Chiến tranh Thanh Hải–Tây Tạng
1931–1935Cáp Mật bạo động / Liên Xô xâm lược Tân Cương
1932Chiến tranh Hàn–Lưu
1934Cuộc chiến ở Ninh Hạ
Viên Thế Khải
An Huy
Giao thông
Trực Lệ
Nghiên cứu
Phụng Tiên (An quốc quân, Quân Trực Lệ)
Đông bắc quân
Sơn Tây
Quốc dân quân
Tân Cương
Vân Nam
Tứ Xuyên
Cựu Quảng Tây
Tân Quảng Tây (Quảng Đông)
Quốc dân đảng (KMT)
Đảng Cộng sản (CCP)
Quý Châu
Ba Bố Trát Bố
Kiết Đạt Mai Lâm
Hoàng môn hội
Trung Hoa Dân quốc (1912–1949)

Tư liệu

  • Rulers: Chinese Administrative divisions, Fujian, Jiangsu, Zhejiang